Cao đẳng FPT Polytechnic chuẩn hóa kỹ năng, tay nghề cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Cao đẳng FPT Polytechnic chuẩn hóa kỹ năng, tay nghề cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường hàng đầu cả nước về chất lượng đào tạo báo chí, truyền thanh, truyền hình. Được thành lập ngày 16/01/1962, cho đến nay Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cử nhân chất lượng cho nền báo chí nước nhà.
Ngành báo chí học trường nào ở Hà Nội tốt nhất - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cử nhân ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để có thể làm việc tại các tòa soạn báo, hãng tin, tạp chí, báo mạng hay các lĩnh vực liên quan trong các cơ quan, tổ chức nhà nước đòi hỏi kỹ năng, kiến thức báo chí.
Hiện nay, Học viên đang đào tạo 42 chương trình trình độ đại học được chia thành 4 nhóm chính, riêng báo chí được xếp nhóm 1 bao gồm 8 chuyên ngành: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo truyền hình chất lượng cao, báo mạng điện tử chất lượng cao, ảnh báo chí và quay phim truyền hình.
Qua những thông tin trong phần "Ngành báo chí học trường nào" và "Thi khối nào" chúng ta có thể đối chiếu điểm chuẩn của các trường theo từng khối thi khác nhau. Điểm chuẩn ngành Báo chí năm từ năm 2020 đến năm 2023 có xu hướng tăng dần, đặc biệt là ở các trường top đầu. Ở các trường đại học top đầu thường có điểm chuẩn rất cao, thường trên 27 điểm, Với các trườn khách thì dao động từ khoảng 16-27 điểm.
Dưới đây là điểm chuẩn cụ thể một số trường tiêu biểu:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội):
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM):
Một trong những lý do hàng đầu để lựa chọn một ngành học chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Cùng với xu thế phát triển của xã hội, nghề báo cũng phát triển đa dạng hơn, không còn bị gói gọn trong báo giấy mà còn có báo mạng, tạp chí, chương trình thời sự, một blog hay một kênh truyền thông xã hội miễn là nó đảm bảo được tiêu chí phản ánh xã hội (cung cấp thông tin đến công chúng).
Cả nước hiện có hơn 700 toàn soạn lớn nhỏ, từ các toàn soạn truyền thống đến trang báo điện tử, cùng hàng trăm đài phát thanh, truyền hình trải dài khắp cả nước. Chỉ cần dạo một vòng các trang tuyển dụng bạn có thể bắt gặp nhiều thông tin tuyển phóng viên, biên tập viên cũng như các công việc liên quan khác. Bạn thấy đấy, cơ hội việc làm ngành báo không hề ít chút nào.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, học báo chí ra trường chỉ để...viết báo. Điều này không sai nhưng nó không phản ánh đúng và đầy đủ cơ hội nghề nghiệp mà ngành này mang lại.
Ngành báo chí học những môn gì? Ngành báo chí học trường nào? Ra trường làm gì? Con gái có nên học báo chí?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Báo chí có khả năng thực hiện những công việc sau:
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng thành lập một công ty truyền thông của riêng mình.
Mức lương của ngành Báo chí tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc và đơn vị nơi bạn công tác. Chẳng hạn:
Cộng tác viên báo chí: Tùy theo chủ đề, độ dài và chất lượng bài viết bạn có thể nhận mức nhuận bút rơi vào khoảng 50.000 đến 1.000.000 đồng cho bài viết có nội dung chất lượng cao, yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu.
Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, phụ thuộc vào việc ngành báo chí học trường nào, ở khu vực miền Bắc hay miền Nam thì mức lương sẽ dao động vào khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc tại cơ quan truyền thông lớn mức lương của bạn sẽ được thỏa thuận dựa theo năng lực, và thường rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
Đặc biệt, khi bạn có cơ hội làm việc tại thị trường báo chí nước ngoài, mức thu nhập hàng năm của bạn có thể lên đến hàng chục ngàn đô một năm.
Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt. Do đó, nếu bạn thực sự đam mê và có định hướng nghiêm túc với nghề hãy luôn không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Là một thành viên trong "đại gia đình" Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết, chất lượng đã tạo nên một trong những địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực báo chí chất lượng cao của cả nước.
Ngành báo chí học trường nào tại Hà Nội uy tín - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Sau hơn 25 thành lập và phát triển, báo chí và truyền thông là ngành đào tạo hàng đầu của trường với tỉ lệ chọi rất cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng lý thuyết chuyên sâu, nắm vững kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào công việc thực tế.
Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là một trong những hệ thống đại học quốc gia trọng điểm của nước ta, thuộc top 66% đại học tốt nhất thể giới theo đánh giá của QS World. Trường Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh có 8 đơn vị thành viên bao gồm:
Trong đó Khoa báo chí và Truyền thông của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá là địa chỉ đào tạo về báo chí uy tín nhất khu vực phía nam, thu hút hàng ngàn sinh viên theo học mỗi năm nhờ đội ngũ giảng viên chất lượng, môi trường đào tạo năng động giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện tài năng.
Ngành Báo chí học trường nào ở TPHCM - Trường Đại học KHXHNV - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
Ngành báo chí tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội mới được thành lập vào năm 2015, là một ngành khá mới so với các ngành đào tào khác của trường nhưng với nỗ lực và cải tiến cả về chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như hệ thống giáo trình mới nhất. Ngành báo chí tại trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đang được nhiều sự đón nhận nhiệt liệt của thí sinh trong cả nước.
Ngành báo chí học trường nào tại khu vực miền Bắc - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tại đây, sinh viên được tiếp xúc với chương trình học tập tiên tiến nhất, phương pháp giảng dạy phù hợp với xu hướng, được trang bị kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về ngành đào tạo, giúp sinh viên tự tin công tác khi ra trường.
Trường Đại học Huế thuộc hệ thống đại học quốc gia của nước ta, có trụ sở tại Huế, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, và nằm trong top 10 trường/nhóm trường đại học tốt nhất Việt Nam.
Ngành báo chí học trường nào ở khu vực Miền Trung - Đại học Huế
Được thành lập vào tháng 3/1957, Đại học Huế trở thành địa chỉ đáng tin cậy của với những cá nhân mong muốn được theo đuổi ngành báo chí. Tại đây, sinh viên được giảng dạy theo một quy trình tiêu chuẩn bắt đầu từ kiến thức giáo dục đại cương: học phần lý luận chính trị, học phần khoa học xã hội và nhân văn đến các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như kỹ năng báo chí, truyền thông đại chúng, đạo đức nghề nghiệp nhà báo, sản xuất các sản phẩm báo in, báo mạng,... Cùng với đó, Đại học Huế có đội ngũ giảng viên, giáo sư, phó giáo sư hàng đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên tận tâm, giảng dạy cho sinh viên nhiều kiến thức bổ ích nhất.
Về cơ bản chúng ta đã biết được ngành báo chí học trường nào uy tín qua những thông tin kể trên. Vậy, tham gia đăng ký học ngành báo chí thì thi khối nào? Hầu hết ngành báo chí các trường đều sử dụng hai tổ hợp chính là khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh) để xét tuyển. Trong đó, Văn luôn là môn bắt buộc, tùy vào mục tiêu đào tạo và tiêu chí xét tuyển, mỗi trường có thể sử dụng các tổ hợp mở rộng từ hai tổ hợp chính này. Một số khối thi thường sử dụng:
Bên cạnh đó, một số trường sẽ có cách xây dựng tổ hợp xét tuyển riêng, chẳng hạn Học viện Báo chí và Tuyên Truyền sử dụng các tổ hợp bài thi/môn thi sau để xét tuyển:
Nhìn chung, với quy chế thi mới được Bộ giáo dục áp dụng trong vài năm trở lại đây, thí sinh có thể yên tâm trong vấn đề lựa chọn tổ hợp khối thi để xét tuyển. Thí sinh hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn tổ hợp môn thi để xét tuyển vào ngành và trường mà mình muốn theo học, không còn bị gò bó như trước kia.