Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh này.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì và dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh này.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khởi phát ở độ tuổi từ 15 - 25, tỷ lệ nam phát bệnh sớm hơn nữ nhưng tỷ lệ nữ mắc bệnh lại cao hơn nam giới. Căn bệnh này gây ra khá nhiều rắc rối cho người bệnh và những người xung quanh như ảnh hưởng đến công việc, ngoại hình, tăng xung đột trong xã hội, gây hại cho mọi người xung quanh bởi suy nghĩ tiêu cực,...
Mặc dù có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhưng các dấu hiệu trên chỉ mang tính tương đối. Để biết chính xác bản thân có đang mắc phải tình trạng này hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám.
Để đánh giá căn bệnh này, bác sĩ chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Vì vậy, người bệnh nên trung thực thông báo với bác sĩ tất cả những vấn đề mình đang gặp phải để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi và chính xác nhất.
Việc chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức thường được thực hiện với bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng hay lâu hơn phụ thuộc vào sự tin tưởng của người bệnh đối với bác sĩ. Đặc biệt là đối với người bệnh OCD còn nhỏ tuổi, trẻ cần nhiều thời gian hơn để trẻ giãi bày được tất cả những vấn đề mà không lo lắng sợ hãi. Bác sĩ cũng như người nhà bệnh nhân cần phải thực sự kiên nhẫn trong quá trình chẩn đoán.
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế không khó nhận ra nếu người thân, gia đình và bạn bè quan tâm, chú ý nhiều hơn đến người bệnh. Việc chẩn đoán sớm tình trạng này sẽ giúp người bệnh sớm tiếp thu trị liệu và thoát khỏi căn bệnh tâm lý này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: msdmanuals.com, hellobacsi.com
Trẻ em mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) bị cản trở bởi những suy nghĩ, nỗi sợ hãi không mong muốn và căng thẳng. Vì thế, chúng cố gắng giảm bớt bằng cách cưỡng chế như đếm hoặc rửa tay. Bài viết này giải thích rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào, cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Các triệu chứng trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến những suy nghĩ hoặc hình ảnh lặp đi lặp lại được gọi là ám ảnh. Sự ép buộc đại diện cho những hành vi mà chúng lặp đi lặp lại để xua đuổi những suy nghĩ.
Ví dụ về những suy nghĩ ám ảnh ở trẻ em rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bao gồm:
Ví dụ về hành vi cưỡng chế ở trẻ rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể bao gồm:
Những nỗi ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em khác với người lớn ở chỗ:
Bước đầu tiên để điều trị người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn trạng và thực hiện một số bài test đánh giá. Một đánh giá toàn diện của Bác sĩ tâm thần sẽ xác định xem lo lắng hoặc đau khổ có liên quan đến ký ức về một sự kiện đau buồn đã thực sự xảy ra hay không hoặc liệu nỗi sợ hãi có dựa trên những suy nghĩ và niềm tin khác hay không. Bác sĩ tâm thần cũng nên xác định xem người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế có rối loạn tics hiện tại hay trong quá khứ. Lo lắng hoặc trầm cảm và các hành vi gây rối cũng có thể xảy ra với rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Cần thực hiện test đánh giá trước khi chẩn đoán và điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em
Có khoảng 5% rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em liên quan đến một phản ứng tự miễn dịch trong não được gọi là PANDAS. PANDAS là dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được cho là do nhiễm trùng cùng một loại vi khuẩn gây viêm họng và ban đỏ. Khi hệ thống miễn dịch của trẻ chống lại nhiễm trùng, nó trở nên bối rối và bắt đầu tấn công hạch nền trong não. Dạng PANDAS của rối loạn ám ảnh cưỡng chế có một số đặc điểm chính, chẳng hạn như các triệu chứng khởi phát nhanh chóng, giúp bác sĩ phân biệt nó với các dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế điển hình hơn ở trẻ em. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ những trẻ em có khuynh hướng di truyền với rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc tics mới dễ mắc phải dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này. Dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế PANDAS cũng có thể dẫn đến một số khác biệt trong điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp điều trị được khuyến nghị hiện nay cho rối loạn ám ảnh cưỡng chế khởi phát thời thơ ấu là sự kết hợp của liệu pháp nhận thức - hành vi các nhân hoặc nhóm (CBT) và các loại thuốc làm tăng mức serotonin hóa thần kinh như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
Một trong những hình thức phổ biến nhất và hiệu quả nhất của liệu pháp hành vi đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế là liệu pháp phòng ngừa phản ứng và tiếp xúc được sửa đổi ở trẻ em (ERP). ERP liên quan đến việc cho trẻ em tiếp xúc với sự lo lắng do những ám ảnh của chúng gây ra và sau đó ngăn chặn việc sử dụng các nghi thức để giảm bớt lo lắng của chúng. Chu kỳ phòng ngừa phơi nhiễm và ứng phó này được lặp lại cho đến khi trẻ không còn bị ám ảnh và cưỡng chế nữa.
Đối với những đứa trẻ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chúng thường yêu cầu người khác tham gia vào hành vi cưỡng chế của chúng và các thành viên trong gia đình thường bị bắt buộc làm theo những yêu cầu đó. Để việc điều trị có kết quả, việc cưỡng chế cần phải dừng lại và các thành viên trong gia đình phải nhận thức được điều này.
Cha mẹ cũng nên là một nguồn lực giúp các chuyên gia trong việc phát triển các các cách trị liệu cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em. Hàng ngày, cha mẹ có thể giúp nhắc nhở trẻ nhỏ rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là “kẻ xấu”. Một kỹ thuật như vậy có thể giúp giảm thiểu khả năng đứa trẻ cảm thấy bị đổ lỗi hoặc xấu hổ khi mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Nếu trẻ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nghiêm trọng, việc điều trị sẽ gồm cả CBT và thuốc. SSRI thường được sử dụng để giúp giảm lo lắng của trẻ, tuy nhiên, những loại thuốc này phải được sử dụng thận trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tự tử ở nhóm tuổi này.
Ba loại thuốc SSRI được FDA chấp nhận để sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là:
Nếu OCD do PÁDAS gây ra, việc điều trị có thể bao gồm:
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức và được viết tắt là OCD, đây là một bệnh lý thần kinh liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đây là một chứng bệnh tâm lý và phổ biến dưới nhiều nhiều dạng khác nhau.
Người bệnh mắc chứng OCD thường có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu. Về lâu dài, OCD sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như mọi người xung quanh.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tuy nhiên, những yếu tố sau có thể tăng khả năng hình thành căn bệnh này: