Tuyên Ngôn Giá Trị

Tuyên Ngôn Giá Trị

We use cookies on our website to give you the most relevant experience by remembering your preferences and repeat visits. By clicking “Accept All”, you consent to the use of ALL the cookies. However, you may visit "Cookie Settings" to provide a controlled consent.

We use cookies on our website to give you the most relevant experience by remembering your preferences and repeat visits. By clicking “Accept All”, you consent to the use of ALL the cookies. However, you may visit "Cookie Settings" to provide a controlled consent.

Giá Trị Việt - Công Ty TNHH Du Lịch Giá Trị Việt

Thông tin này có thể không còn chính xác

8B/52 Tô Ngọc Vân, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (QCN) là văn kiện có ý nghĩa nhân văn cao cả và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, luôn coi bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948

Ngày 10/12/1948, tại Thủ đô Paris (Pháp), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về QCN.

Vượt lên trên mọi sự khác biệt về văn hóa, Tuyên ngôn khẳng định: " Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái (Điều 1)".

Trong lời mở đầu của bản Tuyên ngôn, Đại hội đồng LHQ khẳng định: “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới này là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và các dân tộc, và cho cả mọi cá nhân và tổ chức xã hội, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của mình mà trên cơ sở luôn ghi nhớ bản Tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục; cũng như thúc đẩy sự thừa nhận và tuân thủ chung và hữu hiệu các quyền đó không chỉ với người dân nước mình, mà với cả các dân tộc ở các lãnh thổ thuộc quyền quản thác của nước mình, thông qua các biện pháp tích cực, kể cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế”.

Cùng với lời mở đầu và 30 điều khoản liệt kê QCN và các tự do cơ bản, xác lập trách nhiệm của các quốc gia cam kết cùng với LHQ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các QCN và tự do cơ bản trên phạm vi toàn cầu. Tuyên ngôn trở thành văn kiện chuyên biệt đầu tiên trong lịch sử hiện đại lúc đó, không chỉ cam kết về mặt đạo đức, chính trị mà còn là văn kiện pháp lý đối với các quốc gia.

Chính các quyền và tự do cơ bản được liệt kê trong Tuyên ngôn, Ủy ban Nhân quyền LHQ đã phát triển và xây dựng thành hai công ước riêng biệt đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Hai công ước này đều được Đại hội đồng LHQ thông qua vào ngày 16-12-1966.

Hiện nay, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948, hai công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị và về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 được cộng đồng quốc tế xác định là Bộ luật quốc tế về QCN. Trên cơ sở Bộ luật này, LHQ đã xây dựng và thông qua hàng trăm văn kiện quốc tế bảo vệ QCN trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như bảo vệ ngăn ngừa phân biệt đối xử; bảo vệ quyền phụ nữ; quyền trẻ em; QCN trong quản lý tư pháp; tự do thông tin; tự do hiệp hội; tuyển dụng lao động; kết hôn, gia đình và thanh niên; phúc lợi xã hội; tiến bộ và phát triển; quyền hưởng thụ văn hoá, phát triển và hợp tác văn hóa quốc tế; vấn đề quốc tịch, không quốc tịch, cư trú và người tị nạn; về cấm tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ nhục con người; bảo vệ quyền của lao động nhập cư và các thành viên gia đình họ; bảo vệ quyền của người khuyết tật; bảo vệ những người bị cưỡng bức mất tích; quyền của người và các dân tộc bản địa...

Tuyên ngôn chính là mốc son chói lọi - đánh dấu những thành quả vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, là áng văn bất hủ về những cam kết chính trị, pháp lý - tạo nền tảng xây dựng các chuẩn mực quốc tế toàn cầu về QCN.

Việt Nam tích cực tham gia và đề cao Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ, ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung, Việt Nam luôn coi trọng và không ngừng đóng góp tích cực vào việc làm giàu những giá trị chung của nhân loại về QCN và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Ở cấp độ quốc gia, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội; việc thúc đẩy và bảo vệ QCN là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đi đến thắng lợi.

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam là việc giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, thoát khỏi chế độ thuộc địa, thống nhất đất nước, từng bước phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về xóa đói, giảm nghèo, phát triển con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã hoàn thành trước hầu hết các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG)...

Việc bảo đảm các QCN của Việt Nam được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực theo các điều ước quốc tế về QCN mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, Việt Nam tích cực đối thoại và hợp tác với các cơ chế quốc tế của LHQ về QCN, bao gồm cả việc tiến hành ba lần rà soát theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) vào các năm 2009, năm 2014, năm 2019.

Đặc biệt, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế về thúc đẩy QCN, cũng như hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng quyền con người, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, nhất là việc tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng quyền con người về biến đổi khí hậu và QCN. Ngày 11/10/2022, trong cuộc bầu cử do Đại hội đồng LHQ tổ chức tại thành phố New York (Mỹ), Việt Nam tiếp tục được các nước tín nhiệm bầu làm thành viên Hội đồng quyền con người LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025. Là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho nhiệm kỳ này, Việt Nam đã thúc đẩy thông điệp ứng cử “Tôn trọng và Hiểu biết. Đối thoại và Hợp tác. Tất cả các QCN cho tất cả mọi người” được các nước hưởng ứng, ủng hộ. Đáng chú ý, ngay trong Khóa họp đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng quyền con người LHQ nhiệm kỳ 2023 - 2025, diễn ra ở Thủ đô Geneve (Thụy Sĩ) vào ngày 3/4/2023, Việt Nam đã thể hiện vai trò xây dựng và đóng góp tích cực khi chủ trì giới thiệu, tham vấn, đề xuất Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua Nghị quyết về kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn thế giới về QCN và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Viên về QCN (1993 - 2023).

Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác trong ASEAN về QCN, đặc biệt trong quá trình xây dựng Hiến chương ASEAN và Cộng đồng ASEAN, Tuyên ngôn quyền con người ASEAN, thành lập và hoạt động của các cơ chế ASEAN liên quan đến QCN, qua đó khẳng định các cam kết của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ QCN trong khu vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, tạo khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác của ASEAN trong lĩnh vực này./.

Kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền Thế giới (10/12/1948 – 10/12/2024) với chủ đề “Quyền của chúng ta, tương lai của chúng ta, ngay bây giờ”, chiến dịch Nhân quyền LHQ năm nay tập trung vào nhấn mạnh QCN như một con đường để giải quyết vấn đề, vì QCN đóng vai trò quan trọng như một lực lượng phòng ngừa, bảo vệ và chuyển hóa, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng.

Theo ông Volker Türk, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc: “Các thế hệ trước đã đấu tranh, thậm chí hy sinh vì quyền con người: quyền bầu cử, quyền biểu tình, quyền làm việc và quyền hưởng lương bình đẳng của phụ nữ, quyền được công nhận, lắng nghe và ghi nhận. Các thế hệ trước đã xuống đường, bước vào nghị viện và tòa án để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc, sự kỳ thị, bất bình đẳng, chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc. Họ đã xây dựng hệ thống nhân quyền quốc tế, cải thiện thực sự cuộc sống của người dân trên toàn thế giới”.

Nhân Ngày Nhân quyền Thế giới năm nay, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc hy vọng khơi dậy tinh thần hành động, thay đổi nhận thức bằng cách xóa bỏ những định kiến tiêu cực, và thúc đẩy phong trào nhân quyền toàn cầu../