Tiết 2: Thiền định Phật giáo của Mật tông – pháp tu song thân
Tiết 2: Thiền định Phật giáo của Mật tông – pháp tu song thân
Khi viết bài này, tôi đã viết bằng cả một tâm trạng đau thương. Trước mỗi một nạn nhân bị Mật tông dụ dỗ thành công làm Minh Phi, trong lòng tôi thường rất đau buồn. Chỉ hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn không trở thành một nạn nhân tiếp theo.
Các bạn có sự hiểu biết rất hạn chế về Mật tông, cho nên không biết vấn đề pháp tu song thân của Lạt Ma giáo nó nghiêm trọng thế nào đâu. Mọi người đại khái chỉ có thể tưởng tượng đến việc người con gái bị hiếp dâm, cùng lắm thì thêm việc mang thai hoặc bị mắc bệnh giang mai mà thôi, cho nên thường cho rằng vị Minh Phi đó vì quá ngu si nên mới mắc lừa Lạt Ma, hoặc là do bản thân cô ấy cũng hợp ý tâm đầu chơi trò chơi tình dục với Lạt Ma.
Nhưng các bạn nên nhớ kỹ rằng: Về mặt quan niệm tình dục, thì dù sao phụ nữ phương Đông cũng rất khác so với phụ nữ phương Tây, huống hồ là bọn họ cũng vì muốn chứng đạo thành Phật nhanh chóng nên mới bị rơi vào trong cạm bẫy của Lạt Ma giáo. Do đó, xin đừng coi Minh Phi như là một diễn viên nữ trong bộ phim cấp 3, vì cảnh ngộ của họ quả thực không hề nhân đạo chút nào.
Ngoài ra, đối với một thiếu nữ còn rất trẻ và không có kinh nghiệm tình dục mà nói, khi phải đối mặt với tay Lạt Ma lực lưỡng và điêu luyện trong việc bế tinh lâu không xuất trong song tu nam nữ, thiếu nữ đó dường như chỉ cần bị tay Lạt Ma chơi một lần thôi thì đã mất đi nửa mạng người rồi. Nếu như ngày nào cũng song tu trong thời gian dài, lại còn bị những tên Lạt Ma khác luân phiên cưỡng bức, thì đương nhiên chẳng bao lâu sau sẽ mất mạng. Kinh Lăng Nghiêm có nói đến câu “gan não khô kiệt” chính là ý này. Còn về thiếu nữ, vì không có kinh nghiệm tình dục, cấu tạo sinh lý lại không thể chịu được quan hệ tình dục trong thời gian dài, nên phần lớn sẽ chảy máu ồ ạt không cầm ở trong âm đạo mà chết.
Thế nhưng, với các vị Lạt Ma luôn cầu mong “tức thân thành Phật” mà nói, thì việc hy sinh tính mạng của Minh Phi là cần thiết. Điều này, đối với rất nhiều Lạt Ma nổi tiếng mà nói, nơi mà họ bế quan, sau núi thường có một khu nghĩa địa chuyên để chôn xác các Minh Phi này.
Bất luận là vị Minh Phi này có sức khỏe đến mấy, nhưng chỉ cần bị một tay Lạt Ma rành phép lấy âm bổ dương để song tu qua một vài lần, thì chẳng bao lâu cô ấy sẽ hao kiệt nguyên khí. Nếu không phải là chết vì bệnh thì cũng chết vì bị cưỡng bức, có một số người thậm chí chỉ trong một đêm đã bị hiếp đến chết rồi.
Còn nhớ khi xưa ở Trung Quốc có một vị sư huynh trước khi tu học chính pháp đã từng học Mật pháp ở đạo tràng Mật tông, tu hành ở trong đạo tràng của thượng sư Trần Kiện Dân, anh ấy đã có lần tham quan chỗ bế quan của Trần Kiện Dân, chỗ sau núi đúng là có một mảnh đất chuyên để chôn các nữ tín đồ bị lừa đến làm Minh Phi, đại loại cứ cách một khoảng thời gian là lại chôn xác một Minh Phi.
Đương nhiên là cũng chẳng có ai đi thông báo cho cha mẹ, thân nhân của họ đến nhận xác, cho nên xương cốt của họ mãi mãi bị chôn vùi ở trong nấm mồ cô quạnh trên núi vắng, không có bia đá hoặc mộ chí ghi danh làm não lòng người để kỷ niệm sự hy sinh của họ. Đặc biệt là trên những ngọn núi hoang cách xa đô thị phồn hoa, nằm ở nơi hẻo lánh cô tịch, thì việc một người bị chết cũng đơn giản tựa như là chết đi một con chó vậy, chẳng có ai để ý làm gì. Đặc biệt là vào những năm đầu thời kỳ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 thống trị, những việc này xảy ra ở Tây Tạng là hết sức bình thường, chỉ cần nông nô không trả nổi món nợ lãi suất cao là họ lấy luôn con gái của nông nô đó để gán nợ. Cuối cùng người con gái đó được đem đến chùa Lạt Ma, mất luôn dấu vết, cũng chẳng có ai biết đến kết cục của cô gái đó thế nào nữa. Các bạn rảnh thì tìm lời bài hát “Cái trống của chị - A tỷ cổ” mà xem, thì sẽ biết tại sao lại gọi là “cái trống của chị”. Đó là một bài hát đi tìm người chị gái mất tích của mình có liên quan đến Tây Tạng.
Tuy nhiên, Tây Tạng ngày nay sau khi bị/được Trung Quốc giải phóng, thì các Lạt Ma Tây Tạng thời nay không còn dám trừng mắt làm liều nữa, những vẫn ngấm ngầm thực hiện. Trong số những người nội địa (đại lục) hoặc khách du lịch Đài Loan, Hồng Kông đến du lịch ở Tây Tạng và Tứ Xuyên, thỉnh thoảng vẫn có những chuyện khách nữ bị người địa phương bắt cóc mất tích vào ban đêm. Khách nước ngoài hoặc khách Trung Quốc đi du lịch gần vùng Sắc Đạt, Tứ Xuyên cũng thường được nhân viên du lịch địa phương cảnh báo rằng buổi tối đêm khuya không được đi ra ngoài, bởi vì buổi tối thường có bọn Lạt Ma kết bè kết đảng đi bắt cóc khách du lịch nữ nơi khác đến. Mục đích bắt cóc của họ là để làm gì? Chỉ hỏi đầu gối cũng biết câu trả lời rồi còn gì.
Vì là khách du lịch nơi khác đến, cho nên cảnh sát cũng không biết điều tra từ đâu, thường là làm qua loa cho xong. Tôi từng gặp một nữ khách Hồng Kông đích thân kể cho nghe câu chuyện cô ấy suýt bị bắt cóc. Đương nhiên rồi, bởi vì việc khách nữ nước ngoài tin thờ Mật tông bị mất tích là chuyện bình thường. Người nhà thường cho rằng con gái của mình có lẽ đã xuất gia ở Tây Tạng rồi, chứ không ngờ rằng con gái mình đã trở thành Minh Phi của Lạt Ma hoặc nằm trong một nấm mồ hoang lạnh lẽo rồi.
Những chuyện nói trên đây rất có khả năng là sự kéo dài của một tập tục truyền thống lễ tết đặc biệt của Tây Tạng. Khi ngày lễ tết đó đến, các Lạt Ma được trụ trì thả cho ra, họ có thể ra ngoài bắt con gái địa phương tứ xứ về chùa để cưỡng dâm. Nếu không vào dịp lễ tết đó thì không được phép. Thế nhưng, từ sau khi Tây Tạng bị Trung Quốc giải phóng, loại lễ tết yểu thọ vô thiên đạo đó đã bị cấm ngặt. Tuy nhiên, vào thời kỳ người Mông Cổ tin thờ Lạt Ma giáo đến xâm nhập, thống trị đất Hán ở Trung Nguyên (triều Nguyên), thì người con gái tộc Hán trước khi lấy chồng phải đến xin phép đơn vị quản lý hôn nhân địa phương, sau đó thì đưa cô gái chưa chồng này đến “thực tập” một thời gian ở chùa Lạt Ma, sau khi lần lượt ngủ qua đêm với các Lạt Ma trong chùa, mang trong lòng cốt nhục của Lạt Ma thì mới được phép đưa cô gái đó đi kết hôn. Những chuyện phụ nữ bị Mật tông xâm hại tình dục đã bắt đầu từ thời nhà Nguyên đó. Ngày nay, những Minh Phi bị xâm hại tình dục, thậm chí là bị giết, đó chỉ là một trong những “văn hóa” truyền thống mà Mật tông đang kế tục.
Cho nên, vấn đề Minh Phi song tu trong Lạt Ma giáo không đơn giản chỉ là chuyện có thai, bệnh tình dục hoặc bị cấm đoán tự do cá nhân, mà trong đó còn bao gồm cả những vụ án hình sự gọi là “dụ dỗ con gái nhà lành”, “hiếp giết” như đã nói ở trên, hoặc cuối cùng trở thành “vật hiến tế” trong nghi thức tôn giáo, cũng có nghĩa là bị “mưu sát”, sau đó cái thi thể đó còn bị thu hồi để tái sử dụng, đem xương cốt chế thành pháp khí của Mật tông – cái trống chị gái làm bằng da người, cương lệnh (sáo xương người) hoặc là Ca Ba Lạp (bát đầu lâu), tràng hạt xương người…
Có lẽ sẽ có người nghi ngờ: Vì sao lại dùng xương của gái trẻ làm pháp khí? Đáp rằng: Bởi vì xương của cô gái trẻ chưa sinh nở sẽ trắng và cứng. Nếu như thường xuyên chơi cái bát pháp khí chế bằng xương này trên tay chừng một năm, nó sẽ hấp thụ dầu mỡ từ người dùng, thì sẽ khiến cho pháp khí bằng xương này trở lên bóng láng, như thế thì pháp khí này sẽ có giá rất cao trên thị trường. Những người từng học Mật tông đại đa số đều sưu tập các tràng hạt làm bằng xương. Vấn đề là những cái xương này từ đâu mà ra? Là xương người hay là xương động vật? Điều này thì không rõ lắm. Nhưng có thể khẳng định được rằng, oán khí của chủ nhân bộ xương này sẽ không tiêu tán, nó sẽ đi theo anh (người dùng nó) suốt đời.
http://www.lamatruth.com/articles/?type=detail&id=1574
Từ khóa: Minh Phi, Lạt Ma, Lạt Ma giáo, tức thân thành Phật, Mật tông, Ca Ba Lạp
Trước đó: HAI NỮ SINH VIÊN BỊ SÁT HẠI VÀ PHÂN XÁC SAU KHI SONG TU VỚI PHẬT SỐNG
Tiếp theo: PHÁP SONG THÂN BỊ LẠT MA MẬT TÔNG TÂY TẠNG LÀM CHO TO BỤNG