Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.
Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh làm bài tập môn GDQP 11 một cách dễ dàng.
Câu 2 trang 26 Giáo dục quốc phòng lớp 11: Luật Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Luật NVQS gồm: 09 chương, 61 điều.
Chương 1: Gồm 10 điều: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: Gồm 10 điều: ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ QUẢN LÝ CÔNG DÂN TRONG ĐỘ TUỔI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chương 3: Gồm 9 điều: PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ
Chương 4: Gồm 11 điều: NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ TRONG THỜI BÌNH
Chương 5: Gồm 3 điều: NHẬP NGŨ THEO LỆNH ĐỘNG VIÊN, XUẤT NGŨ KHI BÃI BỎ TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VỀ QUỐC PHÒNG
Chương 6: Gồm 5 điều: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM TRONG VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Chương 7: Gồm 4 điều: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC
Chương 8: Gồm 2 điều: XỬ LÝ VI PHẠM
Chương 9: Gồm 2 điều: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự:
- NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.
+ Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .
+ Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.
+ Công dân làm nghĩa vụ quân sự (tại ngũ và dự bị) nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.
* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.
- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội .
- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.
* Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trau dồi bản chất cách mạng đó.
- Mọi quân nhân (tại ngũ và dự bị) trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trú…có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.
- Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định: “Công dân nữ trong độ tuổi từ 18 - 40 có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp”.
b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.
- Huấn luyện quân sự phổ thông (giáo dục quốc phòng).
- Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.
c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình.
- Độ tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi → hết 25 tuổi, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 hay, ngắn nhất khác:
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
(VOV5) -Chính sự thân thiện, sẵn sàng hợp tác với những nước từng là đối đầu của mình trong chiến tranh chính là một trong những “bí quyết” giúp Việt Nam phát triển và hội nhập rất nhanh chóng.”
Naoko Kobayashi, cô gái đến từ Tokyo, Nhật Bản sang Việt Nam học tập theo một chương trình hợp tác Nhật Việt tại khoa Việt nam học và Tiếng việt, trường Đại học KHXH & Nhân văn. Học tiếng Việt hơn mới một năm nhưng cô sinh viên này có thể giao tiếp tốt và biết nhiều về cuộc sống ở Việt Nam. Trong lá thư giải nhất cuộc thi viết tiếng Việt, Naoko đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp khi nói về Việt Nam.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Chỉ vài tháng gặp lại Naoko sau lễ hội chào đón Năm mới 2018 tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, tôi ngạc nhiên bởi khả năng giao tiếp trôi trảy tiếng Việt cũng như am hiểu phong tục tập quán của Việt Nam. Không giấu nổi vui sướng, Naoko khoe vừa giành được giải nhất cuộc thi viết về Việt Nam bằng tiếng Việt. Cô coi đây là món quà, là kỷ niệm tuyệt vời nhất với đất nước Việt Nam.
Naoko được một công ty thương mại Nhật Bản cử sang Việt Nam học trong một năm rưỡi để sau này sẽ làm việc tại Việt Nam như một đại diện của Nhật Bản. Nếu như ấn tượng đầu tiên của nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam là giao thông phức tạp, đường phố chật hẹp thì Naoko lại ngạc nhiên vì Việt Nam có rất nhiều người trẻ tuổi và nhịp sống ở Hà Nội lúc rất ồn ào và lúc thì trầm lắng:
“Nói chung,Việt Nam tạo cho tôi nhiều ấn tượng rất tốt đẹp ví dụ món ăn ngon, phong cảnh đẹp, con người tình cảm. Tôi thấy nói về Việt Nam rất khó vì có quá nhiều điều để nói về đất nước xinh đẹp này.” Cô nói.
Với tính cách tò mò, thích khám phá nên sau mỗi giờ học trên lớp cô thường đi thực hành giao tiếp, quan sát, trải nghiệm cuộc sống. Nhờ thế, khả năng tiếng Việt của Naoko tốt lên từng ngày. Sau hơn một năm đến Việt Nam, Naoko giờ có thể tự đi chợ, mua sắm hoặc một mình du lịch khắp nơi mà không gặp vấn đề về giao tiếp.
Sự bỡ ngỡ ban đầu với Việt Nam của cô qua đi rất nhanh chóng thay vào đó là những bất ngờ thú vị: “Tôi cảm nhận được tình cảm của người Việt dành cho cho nhau và cho những người nước ngoài như tôi. Ví dụ như người Việt luôn chia sẻ niềm vui với nhau, đi thăm hỏi động viên người ốm, mời nhau đến nhà ăn cơm. Hoặc con cái vẫn ở với bố mẹ sau khi lấy vợ hoặc chồng. Trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam, tôi cũng hiểu ra rằng hỏi thông tin cá nhân của người khác trong lần gặp đầu tiên như kiểu bao nhiêu tuổi, lấy chồng chưa cũng là một cách chào, thể hiện sự quan tâm với mình như thế nào.” Naoko chia sẻ.
Naoko nhận xét, quan hệ giữa người Việt với nhau thân thiện hơn so với người Nhật Bản. Vì thế trong cuộc sống và công việc của người Việt gặp ít áp lực hơn: “ Nhịp sống ở Việt Nam yên bình hơn, chậm hơn so với Nhật Bản. Tôi cảm thấy khá thoải mái khi ở đây. Người Việt Nam dường như có nhiều niềm vui hàng ngày hơn bởi họ thong thả hơn. Tôi đặc biệt thích những hồ nước ở Hà nội vì xung quanh đó, tôi thấy được cảnh sinh hoạt hàng ngày của người Việt như buổi sáng mọi người chạy bộ, tập thể dục, ngồi nói chuyện ở ghế đá. Thật là yên bình và thú vị.”
Naoko tâm sự, dù sống chưa lâu ở Việt Nam nhưng đất nước mến khách này đã cho cô nhiều trải nghiệm quý giá và những cảm xúc giúp cô có thái độ sống tích cực hơn:.
”Lý do sâu xa hơn là Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Cuộc sống làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người cần hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại. Người Việt Nam bây giờ vẫn duy trì được lối sống “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Điều này nghĩa là vai trò của những người hàng xóm hoặc người xung quanh rất quan trọng với cuộc sống người Việt và họ cần giữ gìn mối quan hệ với những người đó. Tôi nghĩ đây là một lối sống đẹp.”
Trong lá thư mà cô dành giải nhất tại cuộc thi viết tiếng Việt do trường Khoa học XH và Nhân văn tổ chức, Naoko thể hiện góc nhìn khá sâu sắc của mình về văn hóa, lịch sử, cuộc sống người Việt Nam, đặc biệt trong đó có dòng viết “Trong tình cảm của người Việt Nam có một loại tình cảm là “tha thứ. Chính sự thân thiện và sẵn sàng hợp tác với những nước từng là đối đầu của mình trong chiến tranh chính là một trong những “bí quyết” giúp Việt Nam phát triển và hội nhập rất nhanh chóng.”
Nói về Naoko, thầy Nguyễn Thiện Nam, trưởng khoa Việt Nam học và tiếng Việt nhận xét đó là một sinh viên có trách nhiệm và kiến thức xã hội rộng: “Trước khi sang Việt Nam học, Naoko tốt nghiệp đại học và đã đi làm cho một công ty Nhật Bản nên tri thức của bạn ấy khác với những sinh viên mới vào học. Naoko thuộc thế hệ người Nhật trẻ tuổi rất năng động, hoạt bát. Naoko giao tiếp tốt, thoải mái vui vẻ tham gia thể thao như chơi bóng bàn với thầy cô, bạn bè. Cô thích đi trải nghiệm cuộc sống, các lễ hội hay ngày Tết ở các vùng nông thôn. Đó là cách học tiếng Việt hiệu quả, khôn ngoan của bạn ấy.”
Yêu mến Việt Nam là vậy, Naoko rất muốn được làm việc thật là lâu ở Việt Nam và cô cũng biết đùa rằng nếu có chàng trai Việt nào “ưng cô” thì có thể lắm Việt Nam sẽ là quê hương thứ hai của cô.