Trước đây, du học là định hướng của nhiều bạn trẻ nhằm nắm bắt cơ hội tiếp thu nguồn tri thức tiên tiến từ những quốc gia có nền giáo dục phát triển cao. Tuy nhiên, ngoài khoản chi phí rất lớn mà các bạn phải đầu tư cho việc học tập, sinh hoạt tại nước ngoài thì khác biệt về môi trường văn hóa, ngôn ngữ, thời tiết,... cũng là rào cản không dễ dàng vượt qua. Theo đó, việc chọn học một
Trước đây, du học là định hướng của nhiều bạn trẻ nhằm nắm bắt cơ hội tiếp thu nguồn tri thức tiên tiến từ những quốc gia có nền giáo dục phát triển cao. Tuy nhiên, ngoài khoản chi phí rất lớn mà các bạn phải đầu tư cho việc học tập, sinh hoạt tại nước ngoài thì khác biệt về môi trường văn hóa, ngôn ngữ, thời tiết,... cũng là rào cản không dễ dàng vượt qua. Theo đó, việc chọn học một
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao nước biển lại mặn? Nguyên nhân do đâu mà lượng muối lại xuất hiện nhiều ở biển như vậy? Và nguyên nhân làm nước biển mặn là do muối có trong nước, vậy bằng cách nào mà lượng muối khổng lồ này lại xâm nhập được vào đại dương bằng nhiều cách khác nhau. Tìm hiểu ngay!
Từ bảng phân tích trên cho thấy, thành phần của nước biển bao gồm nhiều loại hợp chất khác nhau. Natri và Clo (kết hợp thành NaCl, thường được thấy dưới dạng muối ăn) chiếm 85% thành phần chất hòa tan trong nước biển. Đây chính là nhân tố chủ yếu tạo nên vị mặn của nước biển. Qua so sánh với nước từ sông, ta nhận thấy rằng sông suối đã mang đến nước biển lượng Canxi nhiều hơn Clo. Dù vậy, các đại dương vẫn chứa lượng Clo gấp 46 lần so với Canxi.
Bên cạnh đó, nước sông có chứa một lượng Silicat và hợp chất sắt trong khi nước biển thì không. Hợp chất Canxi Bicacbonat chiếm gần 50% các chất rắn hòa tan chứa trong nước sông nhưng vẫn chứa ít hơn 2% so với nước biển.
Hầu như, tỷ lệ của các thành phần chính trong nước biển tại khắp nơi trên thế giới là không thay đổi. 77 mẫu nước biển của Dittmar cho thấy hầu như không có sự khác biệt rõ rệt về thành phần tương đối và tỷ trọng của chúng trong nước biển tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu phân tích đã được Dittmar thực hiện trong 9 năm liên tục và ông đã đi đến kết luận rằng NaCl, Magie, Sulfat, Canxi và Kali chiếm tới 99% các hợp chất rắn hòa tan trong nước.
Nói cách khác, kết quả trên cho thấy: mặc dù độ mặn và tổng số muối chứa chứa bên trong nước biển có sự khác nhau giữa các nơi trên thế giới, nhưng tỷ lệ của các thành phần chính (như NaCl là một ví dụ) trong tổng số các hợp chất là gần như không đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ các nguyên tố khác không phổ biến như nhôm, đồng, thiếc,... cũng như các chất khí hòa tan như Oxi, CO2, Nitơ có sự khác biệt giữa các vùng nước biển khác nhau. Dù vậy, do các thành phần chính của nước biển hầu như không có sự khác biệt nên các nhà khoa học có thể dựa vào đây để đánh giá tổng quát tác động của các nhân tố nhiệt độ, áp suất,... đến độ mặn của nước biển.
Nguyên nhân của độ mặn của nước biển bắt nguồn từ sự tích tụ dần dần các hợp chất bị xối mòn trên vỏ Trái đất và trôi xuống biển. Các chất rắn và khí thoát ra từ miệng núi lửa trên đất liền cũng được gió đưa xuống với đại dương. Các hợp chất được giải phóng từ những lớp trầm tích dưới đáy đại dương cũng góp phần vào độ mặn của nước biển như hiện nay.
Độ mặn của nước biển có thể được tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào nhiệt độ mặt biển.
Độ mặn của nước biển có thể được tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào nhiệt độ mặt biển, lượng mưa và vị trí địa lý của vùng biển đó có nhận được lượng nước ngọt dồi dào hay không. Độ mặn trung bình của nước biển là 35 o/oo và nơi có độ mặn cao nhất là Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư với độ mặn kỷ lục là 40 o/oo. Những nơi có độ mặn thấp nhất thường là khu vực biển ở 2 cực, vùng nước ven biển hoặc gần cửa các con sông lớn.
Nước biển không chỉ mặn hơn so với nước sông mà thành phần và tỷ lệ của các loại muối hòa tan bên trong cũng khác nhau. NaCl (muối ăn) chứa 85% các chất rắn hòa tan trong nước biển. Đây chính là nguyên nhân cho độ mặn đặc trưng của nước biển.
Trên đây chính là tóm tắt lại những nguyên nhân lý giải cho vì sao nước biển lại có vị mặn như hiện tại. Thông qua việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, chúng ta đã có dịp điểm lại lịch sử hình thành đại dương trên Trái đất cho đến những thành phần hóa học của nước biển cũng như tác động của sinh vật biển đối với môi trường biển như thế nào.
Như mọi người đều đã biết nước biển của chúng ta đều mặn. Nhưng lý do tại sao nước biển lại mặn thì chưa chắc mọi người đã biết hết. Một vấn đề tưởng chừng rất đơn giản nhưng mà đại đa số mọi người đều không bỏ thời gian ra tìm hiểu.
Nếu bạn cũng có thắc mắc lý do tại sao nước biển lại mặn thì hãy dành thời gian cùng Sơn Hà để đi tìm hiểu nhé!
Như bạn đã biết, ⅔ bề mặt Trái Đất của chúng ta được bao phủ là nước, trong đó 97% trong số đó là nước biển mặn, chỉ 3% nước trên Trái Đất của chúng ta là nước ngọt và 2% là nước bị đóng băng hoặc nằm sâu dưới đất.
Ai ai trong chúng ta cũng đều biết nước biển mặn là điều dĩ nhiên. Nhưng nguyên nhân do đâu tại sao nước biển lại mặn? Lý do nước biển quá mặn, mặn đến nỗi mà chúng ta không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt là bởi vì hàm lượng muối có trong nước biển rất lớn, kết hợp với các khoáng chất và hợp chất như kali nitrat, bicarbonat chiếm đến 85% lượng chất rắn hòa tan.
Ước tính, có khoảng 3.5 % muối natri clorua có ở các đại dương trên Trái Đất, và quy đổi ra thành 50 triệu tỷ tấn muối và bạn rải khắp số lượng muối đó ở đất liền thì độ dày của nó phải lên tới 152 mét.
Bạn đã biết tại sao nước biển lại mặn?
Muối được tích tụ ở các đại dương theo nhiều hình thức khác nhau từ hàng tỷ năm về trước. Có một giả thuyết cho viết độ mặn trong nước biển là có từ trước và lượng muối này sẽ không thay đổi nếu tính theo tuổi của Trái Đất. Việc hàm lượng muối tăng lên hay giảm đi là không cố định theo thời gian.
Hơn thế nữa, độ mặn của nước biển ở các vị trí khác nhau trên Trái Đất là không giống nhau. Ví dụ như ở các vùng cực thì nước biển không mặn bằng những chỗ khác vì chúng đã được băng ở đây khi tan ra sẽ hòa loãng. Còn đối với vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng lên khiến cho lượng nước bốc hơi lớn và khi mưa đổ xuống sẽ làm cho nước biển mặn hơn.
Lượng nước ngọt từ sông Amazon, Mississippi, Mê Kông,... ngày đêm đều tuôn đổ ra Thái Bình Dương, Đại Tây Dương,... và tất cả nước biển đều mặn. Tại sao nước trong đại dương không bị dòng nước ngọt làm loãng ra? Lý do vị mặn của đại dương là kết quả của nhiều quá trình tự nhiên, lượng muối bên trong đại dương chỉ là 1 trong những yếu tố tạo nên vị mặn này.
Vào lúc ban đầu, biển cổ đại chỉ có chứa một lượng nhỏ muối và chưa đạt được độ mặn như ngày nay. Nhưng sau khi những cơn mưa đầu tiên xối xuống Trái đất trẻ vào hàng trăm triệu năm trước, dòng nước đã phá vỡ các lớp địa chất và vận chuyển những loại khoáng sản ra biển. Kể từ đó, đại dương bắt đầu dần dần mặn hơn. Người ta ước tính rằng những con sông và suối từ Mỹ chảy ra biển hàng năm đã mang theo 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích để cung cấp cho đại dương.
Trong một tính toán mới đây đã cho thấy rằng khối lượng các chất rắn hòa tan từ đất chiếm khoảng 2,3 tấn trên 1 km vuông đất tại Úc cho tới 46,3 tấn trên 1km2 đất tại châu Âu. Theo ước tính, tất cả các con sông trên thế giới đã mang theo 4 tỷ tấn muối khoáng hòa tan ra biển mỗi năm. Lượng muối này sẽ nằm lại dưới đáy đại dương và dần hình thành nên những lớp trầm tích mới. Nói cách khác, lượng muối đi vào và đi ra tất cả cá đại dương trên Trái đất hiện tại luôn được cân bằng.
Như vậy, lượng muối đi vào đại dương dưới dạng hòa tan và đi ra đại dương dưới dạng trầm tích vẫn chưa giải thích được nguồn gốc vị mặn của nước biển. Chúng ta vẫn biết, muối luôn tập trung ở biển và không thể di chuyển theo hơi nước. Khi mặt trời truyền nhiệt xuống mặt biển, hơi nước gần như tinh khiết bốc lên cao nhưng lượng muối khoáng vẫn nằm lại biển. Quá trình này là 1 phần của vòng tuần hoàn liên tục diễn ra giữa Trái đất mà khi quyển: Vòng tuần hoàn của nước.
Hơi nước bốc lên từ bề mặt đại dương và được những cơn gió mang tới nơi khác. Khi hơi nước gặp được khối không khí lạnh hơn ở trên cao, nó ngưng tụ lại (chuyển từ thể khí sang thể lỏng) và rơi xuống mặt đất tạo thành mưa. Mưa trên đất liền được quy lại bởi các dòng sông, suối và cuối cùng lại chảy ra biển. Và chu trình cứ thế lại diễn ra liên tục. Chính vì lý do đó, nước tại các con sông trên đất liền không có vị mặn, nhưng khi chảy ra biển lại tiếp tục hòa tan lượng muối vẫn còn dưới biển và tiếp tục có vị mặn. Trên thực tế, kể từ khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống, biển đã dần trở nên mặn hơn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về nước biển trong nhiều thế kỷ nay. Dù vậy, cho đến nay họ vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết những thành phần hóa học của nó. Một phần nguyên nhân là do thiếu các phương pháp và quy trình đúng đắn để đo lường các thành phần trong nước biển. Nguyên nhân sâu xa cản trở quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học chính là kích thước quá lớn của Đại dương, chiếm tới 70% bề mặt Trái đất, và hệ thống các hợp chất hóa học hết sức phức tạp vốn có trong môi trường biển, trong số đó lại có những nguyên tố liên tục biến đổi theo chu kỳ thời gian.
Cho đến hiện nay, chỉ mới có 72 nguyên tố hóa học được phát hiện ra trong nước biển. Đây là con số rất nhỏ so với số lượng hợp chất thực sự tồn tại trong đại dương. Một số nhà khoa học cho rằng tất cả các nguyên tố hóa học tự nhiên của Trái đất đều tồn tại trong nước biển. Đồng thời, các nguyên tố này cũng kết hợp với nhau bằng nhiều cách khác nhau ở cả 2 dạng hòa tan, hoặc kết tủa thành những chất lắng đọng dưới đáy biển và hình thành nên trầm tích. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được kết tủa, các hợp chất này vẫn có khả năng thay đổi thành phần hóa học do phải luôn chịu sự tác động của các quá trình diễn ra liên tục trong môi trường biển.