Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh gia tăng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại… Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì? Đào tạo ở đại học và triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này như thế nào?
Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên” của Công nghệ sinh học khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phát triển lĩnh vực mũi nhọn này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống con người dần “thiếu an toàn” do dịch bệnh gia tăng, tình trạng kháng thuốc kháng sinh hay các thực phẩm chứa hóa chất độc hại… Vậy ngành Công nghệ sinh học là gì? Đào tạo ở đại học và triển vọng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành học này như thế nào?
Với sự phát triển và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, câu hỏi về việc ngành Công nghệ sinh học ra trường làm gì không còn là một thắc mắc của các bạn thí sinh hiện nay. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, có một loạt nghề nghiệp đa dạng và hấp dẫn dành cho cử nhân và kỹ sư.
Nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa. Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Chẳng hạn tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - một trong những trường đại học uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học, sinh viên sẽ đặc biệt được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình vận hành công nghệ, những thành tựu mới về công nghệ sinh học của thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành Công nghệ sinh học tại HUTECH sẽ được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại. Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ sinh học không, ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Công nghệ sinh học,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ sinh học và trở thành một cử nhân thành công trong tương lai.
Xem thêm>> Ngành Công nghệ sinh học>> Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?>> Có nên học ngành Công nghệ sinh học hay không? >> Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ sinh học >> Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những môn nào>> Trường nào tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học?>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Công nghệ sinh học? >> Thời gian học ngành Công nghệ sinh học trong bao lâu?>> Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các phương thức nào? >> Để xét tuyển ngành Công nghệ sinh học cần học tốt môn nào? >> Học ngành Công nghệ sinh học thực hành, thực tập ở đâu? >> Top những trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học? >> Hướng dẫn cách xét học bạ vào ngành Công nghệ sinh học? >> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành Công nghệ sinh học thi khối (tổ hợp) nào? >> Xét học bạ trực tuyến vào ngành Công nghệ sinh học?
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Đây là một câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra khi tìm hiểu về ngành Công nghệ sinh học. Về bản chất Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.
Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…
Công nghệ sinh học là một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ
Đối với trình độ đại học, ngành Công nghệ sinh học thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,... đã được xã hội quan tâm.Chính vì vây, ngành Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Tuy nhiên,những khó khăn của ngành Công nghệ sinh học vẫn là vấn đề cần được giải quyết. Từ việc nghiên cứu và phát triển đòi hỏi sự đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng, thiết bị và tài nguyên nguồn lực đến sự rủi ro và an toàn khi làm việc với các chất độc hại, vi khuẩn hoặc tế bào gây bệnh.
Xét học bạ ngành Công nghệ sinh học sớm, cơ hội trúng tuyển cao!
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (Mã trường: HIU) tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học của HIU (Mã ngành: 7420201) với 4 tổ hợp môn gồm:
Bên cạnh đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp môn thí sinh có thể xét tuyển học bạ 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12) và Xét tuyển học bạ bằng tổng điểm 3 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12).
Xem thêm >> Điều kiện xét tuyển học bạ vào Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ A-Z
Như vậy, với nhưng thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Công nghệ sinh học là gì, vai trò cũng như cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Và đặc biệt bạn có thể cân nhắc nghiêm túc về Đại học Quốc tế Hồng Bàng nếu Nhà Trường đáp ứng đủ các tiêu chí chọn trường để gửi gắm ước mơ của bạn.
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cở sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456 Ext: 3401 – Hotline: 0938 692015 – 0964 239172
Website: https://hiu.vn/ – Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
Email: [email protected] – [email protected]
Phòng Tuyển sinh – Truyền thông