Điểm chuẩn của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2024 tương đối ổn đinh, không tăng nhiều so với năm ngoái. Mức điểm dao động từ 17-24,8 điểm.
Điểm chuẩn của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2024 tương đối ổn đinh, không tăng nhiều so với năm ngoái. Mức điểm dao động từ 17-24,8 điểm.
Journal of Science and Technology in Civil Engineering của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã được công nhận thuộc hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI)
Đại học Y Hà Nội (HMU) lấy điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp năm 2022 dao động 19 - 28,15, với ngành Y khoa cao nhất nhưng giảm so với năm ngoái.
Tương tự năm ngoái, ngành Y khoa cao nhất, kế đến là Răng Hàm Mặt với điểm chuẩn lần lượt là 28,15 và 27,7. Tuy nhiên, mức này thấp hơn năm 2021 lần lượt là 0,7 và 0,75 điểm.
Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hay học tại phân hiệu Thanh Hoá thì điểm chuẩn thấp hơn.
Điểm chuẩn ngành Điều dưỡng đào tạo tại phân hiệu Thanh Hoá có đầu vào thấp nhất - 19. Tiếp đến là Y tế công cộng với 21,5 điểm.
Lý giải về việc điểm chuẩn tất cả ngành giảm, ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, cho biết đây là điều đã được dự báo bởi số thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) giảm so với năm ngoái.
*Xem điểm chuẩn các trường khác
Tính cả phương thức xét tuyển thẳng, dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, Đại học Y Hà Nội đã ghi nhận gần 1.240 thí sinh trúng tuyển, trong khi chỉ tiêu là 1.170.
Học phí dự kiến năm 2022-2023 đối với sinh viên khối ngành Y Dược (gồm Y khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền và Y học dự phòng) là 24,5 triệu đồng; khối ngành Sức khoẻ (Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Y tế công cộng) là 18,5 triệu; ngành Điều dưỡng chương trình tiên tiến 37 triệu đồng.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội là từ 23,2 đến 28,85.
Sinh viên Đại học Y Hà Nội trong một buổi học vào tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Hằng