Chợ Lớn Cao Lãnh

Chợ Lớn Cao Lãnh

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Chợ Cao Lãnh có được ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của ông bà Đỗ Công Tường. Ảnh: Đình Thương/Pháp luật VN

Năm Canh Thìn (1820), địa phương này xảy ra dịch tả rất nghiêm trọng làm nhiều người chết. Tại thôn Mỹ Trà, đồng bào bị mắc bệnh dịch tả chết rất nhiều. Ngày nào cũng có 5-7 người chết, có nhiều gia đình chết gần hết.

Là người nhơn đức, ông bà Đỗ Công Tường lo tìm thầy thuốc cứu chữa cho bá tánh, một mặt cầu khẩn Trời Phật cho ông bà chết thế cho dân. Ngày mùng 6 tháng 6 năm Canh Thìn (1820), ông bà tắm gội sạch sẽ, lập bàn hương án giữa trời cầu khấn, nguyện ăn chay nằm đất ba ngày để tỏ tất lòng thành. Tối ngày mùng 9 bà qua đời. Đang lo tang lễ cho bà, thì ông cũng phát bệnh qua đời vào ngày mùng 10. Người dân cảm cái nghĩa cử cao đẹp của ông bà nên lo chôn cất cẩn thận.

Sau khi ông bà mất ít lâu, cơn bệnh ngặt cũng dần dứt hẳn. Tưởng nhớ công ơn và sự hy sinh ấy nên người dân cùng nhau dựng ngôi miễu thờ ông bà bên rạch Thầy Khâm, gọi là miễu Ông Bà Chủ Chợ. Từ đó, chợ Ông Câu được gọi là chợ Câu Lãnh, lâu ngày nói trại thành Cao Lãnh. Đồng thời, thành lập Hội cúng tế để cúng bái, duy tu, bảo dưỡng, xây dựng đền khang trang cho đến ngày nay.

Ông Nguyễn Văn Châu, người có hơn 20 năm làm công quả ở đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, chia sẻ: "Ông bà gốc người miền Trung, vô đây lập nghiệp sau đó mới lập chợ ngoài kia gọi là chợ Vườn Quýt, hồi đó đặt chợ Cao Lãnh, tên ông bà là ông Cao bà Lãnh, nghĩa là vậy. Đám giỗ 202 rồi, hồi đó chết dịch tả quá nhiều, rồi ông bà cầu nguyện chết thế cho nhân dân, rồi nhân dân ổn định, thờ cúng tới bây giờ. Ông bà cứu dân độ thế, mình cầu gì quá lợi cho mình thì chắc không có còn đau ốm, bệnh hoạn chắc được".

Năm 1935, vua Bảo Đại phong sắc cho ông bà là “Dực bảo trung hưng linh phò chi thần”. Đây cũng là bằng chứng lịch sử có giá trị về công lao của ông bà đối với vùng đất Cao Lãnh và địa danh ấy đã tồn tại hơn 200 năm.

Hàng năm, lễ giỗ của ông, bà ngày mùng 9, mùng 10 tháng 6 âm lịch được người dân tổ chức trang trọng và thu hút đông đảo khách hành hương từ khắp nơi đến chiêm bái. Đền thờ ông bà ngày nay, tọa lạc tại đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh.

Bà Ngô Thị Phụng, nói thêm: "Mùng 9, 10 tháng 6 âm lịch là 2 ngày đó chính. Tới ngày giỗ ông bà là khắp nơi tới từng đoàn, từng đoàn đón, rước. Cái ngày đó là đi lễ vòng vòng khắp cái Cao Lãnh này. Hoặc là hàng tháng, rằm là mấy chị vẫn tới, viếng lễ, cúng ông bà".

Ngôi đền hiện nay nằm tại trung tâm thành phố Cao Lãnh, có không gian rộng lớn nên rất thuận tiện cho mọi người đến viếng thăm, cúng bái. Phía trước cổng có tượng của 4 con sư tử đặt ở 2 bên.

Ở mỗi cửa của cổng tam quan đều có mái nóc, trên có lợp ngói, được trang trí nhiều hoa văn họa tiết, nổi bật với 2 gam màu vàng và đỏ. Sau cổng là một khoảng sân hơi hẹp có nhiều cây kiểng quý. Đền thờ gồm có một nhà chính và một nhà phụ. Ngay cửa chính của đền thờ là một tấm bia ghi công tích của ông bà Đỗ Công Tường.

Trong chánh điện chia thành nhiều gian, mỗi gian có một trang thờ riêng, thờ các vị thần khác nhau, như gian thờ Quan Thánh Đế, gian thờ Khổng Tử và có cả gian thờ Thành hoàng của đình thần Đình Trung. Phía sau cùng là gian chính điện, nơi thờ ông bà.

Đền thờ ông bà chủ chợ Đỗ Công Tường đã được UBND tỉnh Đồng Tháp xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố vào ngày 20/4/2001 gắn với một giai thoại về nhân nghĩa ở đời.

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, chia sẻ: "Khu đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, mà người dân quen gọi là ông bà Cao Lãnh, đây là địa điểm mỗi người dân đến để tham quan, vãn cảnh, để tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh. Đặc biệt, xem như điểm du lịch hấp dẫn, của mọi nơi khi đến với thành phố Cao Lãnh.

Trong các hoạt động của lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường hàng năm tỉnh cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, ẩm thực và phát huy những sản phẩm truyền thống của cả tỉnh, đặc biệt là thành phố Cao Lãnh để vừa tổ chức lễ tưởng nhớ đến ông bà Đỗ Công Tường nhưng đây cũng là nét sinh hoạt của người dân Đồng Tháp, của người dân Cao Lãnh, tri ân nguồn cội, uống nước nhớ nguồn và hướng đến công lao của ông bà, đã tạo nên làng Cao Lãnh ngày xưa".

Ngày 8/7/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định xếp hạng Mộ và Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đền thờ ông bà là nơi lưu dấu tiền nhân, thời kỳ khẩn hoang lập ấp của vùng đất Cao Lãnh nói riêng và Nam Bộ nói chung. Di tích thể hiện tín ngưỡng của nhân dân đối với bậc tiền nhân có nhiều công lao đối với quê hương và cũng là nơi lưu giữ giá trị vật chất tinh thần của người dân vùng đất này.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường tại đường Lê Lợi, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Về thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nhắc đến ông, bà chủ chợ Cao Lãnh ai ai cũng sẽ nhớ ngay đến ông, bà Đỗ Công Tường với lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc. Với người làm nghề kinh doanh, mua bán lại càng tôn trọng, ngưỡng mộ hơn vì họ luôn tin rằng sự buôn may, bán đắt, gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt chính là nhờ sự hộ trì của vợ chồng ông bà.

Bà Ngô Thị Phụng, ở thành phố Cao Lãnh, tâm sự: "Ông bà với cha mẹ kể lại cho nghe, hồi đó, người ta bị bệnh dịch tả mất. Ông bà mới vái nói là nếu mà hy sinh được cứu dân thì ông bà sẵn sàng hy sinh 2 người. Ngày trước ông mất, ngày sau tới bà mất. Từ đó, người ta lập đền thờ, người ta thờ tới giờ luôn, 200 năm. Tin lắm, lại xin cầu nguyện cái gì xin ông, bà linh lắm"

Còn chị Nguyễn Thùy Trang ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp kể: "Hồi nhỏ tới giờ khi mà chị mười mấy tuổi, chị không biết vô chùa để làm gì, cuối cùng xuống ông bà xin đi học hoặc là xin đi học nghề. Nếu mà quẻ xăm nói được là được, còn không là không được. Cái gì mà buồn bực trong người, thật sự con không thẹn với lòng, không làm gì sai, ông bà hãy giúp con gỡ rối, thì có đó".

Theo sử sách ghi lại, ông Đỗ Công Tường người gốc miền Trung, theo gia đình di cư vào Nam thời các chúa Nguyễn. Cha ông tên Đỗ Văn Văn, vốn dòng dõi Nho gia vào Nam ở tại Rạch Chanh. Hồi đó, đất Rạch Chanh còn hoang địa, người ở rất ít, đồng ruộng toàn đưng và lát mọc dầy đặc, lại thêm có khu rừng “Sáu Vỏ” âm u.

Ông Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh cùng vợ đến lập nghiệp tại thôn Mỹ Trà dưới thời vua Gia Long. Nhờ chăm chỉ, cần cù khai khẩn đất hoang, ươm trồng vườn tược, không bao lâu sau, ông bà đã trở nên dư ăn từ huê lợi của khu vườn quýt. Vườn quýt của ông bà là nơi rộng rãi, mát mẻ, lại thuận tiện cả đường sông lẫn đường bộ nên dân trong thôn thường nhóm họp ở đây để mua bán, lần hồi thành chợ.

Vốn sẵn tánh tốt, hay giúp đỡ bà con chòm xóm, ông bà bàn nhau che cất lều quán bằng tre lá nơi vườn quýt cho bà con có chỗ mua bán không lo mưa nắng. Lần hồi, các tiệm bên chợ Hòa Thành (tức Hòa An bây giờ) cũng dời qua, làm cho nơi đây ngày càng thêm tấp nập hình thành nên khu chợ Vườn Quýt. Dân chúng quanh vùng ai cũng mến mộ ông bà.

Thấy ông có tính cương trực, lại thông thuộc kinh sách, nên thôn dân cử ông giữ chức Câu đương, trông coi việc phân xử những vụ tranh tụng nhỏ trong thôn. Từ đó, người người quen gọi chức vụ và tên tục của ông là Câu Lãnh. Còn khu chợ Vườn Quýt, cũng được người dân gọi tên là chợ Ông Câu hay chợ Câu Lãnh.