Theo các quan điểm thần học và quan điểm tư sản thì Pháp luật không có thuộc tính riêng. Bản chất Pháp luật của quan điểm thần học gắn liền với bản chất của Người nắm quyền (người đại diện đấng siêu nhiên). Pháp luật của quan điểm tư sản là thể hiện ý chí của tất cả mọi người trong xã hội, do đó không mang tính giai cấp. Trái với các quan điểm trên, quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất Pháp luật mang thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội.
Theo các quan điểm thần học và quan điểm tư sản thì Pháp luật không có thuộc tính riêng. Bản chất Pháp luật của quan điểm thần học gắn liền với bản chất của Người nắm quyền (người đại diện đấng siêu nhiên). Pháp luật của quan điểm tư sản là thể hiện ý chí của tất cả mọi người trong xã hội, do đó không mang tính giai cấp. Trái với các quan điểm trên, quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất Pháp luật mang thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội.
Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử, đã giải thích một cách đúng đắn khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp. Theo học thuyết Mác-Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. C.Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người.
Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tư” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động. Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một cách thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm.
Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội. Ví dụ: Pháp luật tư sản Ơ giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Trong quá trình phát triển tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể, giai cấp tư sản đã điều chỉnh mức độ thể hiện đó theo ý chí của mình để pháp luật có thể “thích ứng” với điều kiện và bối cảnh xã hội cụ thể. Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển), cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể.hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội. Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị. đạo đức và nhà nước.
Là những đặc trưng cơ bản của Pháp luật, nếu Pháp luật không có những đặc tính này Pháp luật có tồn tại trong xã hội cũng không ý nghĩa. Pháp luật có những đặc tính sau:
Trong xã hội cách hành xử của mỗi người trong cùng một quan hệ có thể khác nhau do vậy nhằm hướng hành vi của mọi người theo cách xử sự chung phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã đặt ra Pháp luật vì tính quy phạm Pháp luật là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi người phải theo trong trường hợp hay tình huống nhất định. Ngoài Pháp luật các quy phạm khác trong xã hội như quy tắc đạo đức, luân lý, tôn giáo… cũng có tính quy phạm nhưng khác với các quy phạm xã hội, tính quy phạm của Pháp luật mang tính phổ biến rộng khắp đến tất cả các thành viên trong xã hội.
Là những đặc trưng cơ bản của Pháp luật, nếu Pháp luật không có những đặc tính này Pháp luật có tồn tại trong xã hội cũng không ý nghĩa. Pháp luật có những đặc tính sau:
Trong xã hội cách hành xử của mỗi người trong cùng một quan hệ có thể khác nhau do vậy nhằm hướng hành vi của mọi người theo cách xử sự chung phù hợp với lợi ích Nhà nước và xã hội, Nhà nước đã đặt ra Pháp luật vì tính quy phạm Pháp luật là nhằm chỉ ra cách xử sự mà mọi người phải theo trong trường hợp hay tình huống nhất định. Ngoài Pháp luật các quy phạm khác trong xã hội như quy tắc đạo đức, luân lý, tôn giáo… cũng có tính quy phạm nhưng khác với các quy phạm xã hội, tính quy phạm của Pháp luật mang tính phổ biến rộng khắp đến tất cả các thành viên trong xã hội.
Đây là một thuộc tính thể hiện bản chất của Pháp luật, nếu Pháp luật không có tính cưỡng chế thì dù Pháp luật có tồn tại hay không vẫn không có ý nghĩa vì trong xã hội luôn có những người không nghiêm chỉnh tuân thủ Pháp luật mà còn tìm cách chống lại các quy định của Pháp luật, do vậy những quy tắc xử sự đặt ra trong luật bắt buộc mọi người phải thực hiện và nó được đảm bảo bằng các hình thức chế tài của Nhà nước.
Tính chất này ở Pháp luật thể hiện khi Pháp luật đặt ra những quy tắc xử sự cho một trường hợp, hoàn cảnh nhất định mà bất kỳ ai rơi vào những trường hợp, hoàn cảnh đó đều phải áp dụng những quy tắc mà Pháp luật đã đặt ra, mọi người đều bình đẳng như nhau, đều chịu sự tác động của Pháp luật.
Pháp luật bao gồm nhiều quy định khác nhau nhưng tất cả đều được sắp xếp theo một trật tự, thứ bậc, thống nhất với nhau trong một hệ thống. Chính nhờ tính chất này mà Pháp luật được áp dụng dễ dàng và hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.
Pháp luật có vai trò giúp ổn định xã hội, do đó nếu Pháp luật luôn thay đổi sẽ đánh mất lòng tin của mọi người đối với Pháp luật. Mặt khác Pháp luật luôn được đòi hỏi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế nên khi các quan hệ kinh tế xã hội thay đổi phát triển thì Pháp luật phải thay đổi theo nếu không Pháp luật sẽ trở thành yếu tố cản trở sự phát triển xã hội, nên tính ổn định của Pháp luật là tính ổn định tương đối.