Lê Quang Sung (sinh 1905 - mất 1935), tên thật là Lê Đắc Thiềm (Lê Hoàn) quê ở xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn, đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân hãng rượu Bình Tây (tháng 8, năm 1930), của công nhân Bình Đăng, Bình Trị Đông đòi giảm sưu thuế
Lê Quang Sung (sinh 1905 - mất 1935), tên thật là Lê Đắc Thiềm (Lê Hoàn) quê ở xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn, đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân hãng rượu Bình Tây (tháng 8, năm 1930), của công nhân Bình Đăng, Bình Trị Đông đòi giảm sưu thuế
Đây là con ngõ hẹp, đông dân với chiều dài 20 mét, rộng 2 mét. Do được xây dựng từ lâu nên hiện ngõ đã xuống cấp, mặt ngõ lồi lõm, nhiều ổ trâu, ổ gà, đi lại khó khăn.
Thực hiện NQ 05 của HĐND thành phố, Đảng ủy, UBND phường An Dương đã khẩn trương tổ chức họp bàn với các hộ dân trong ngõ thống nhất kế hoạch cải tạo, nâng cấp, đổ bê tông toàn bộ mặt ngõ cho khang trang, sạch đẹp hơn.
Cùng với 2 tấn xi măng được thành phố hỗ trợ, các hộ dân trong ngõ đã đồng thuận đóng góp kinh phí mua gạch, cát, đá và góp ngày công để làm mới ngõ.
Từ nay đến hết quý II-2019, phường An Dương đang tiếp tục rà soát, đăng ký xây dựng, cải tạo thêm các ngõ, ngách khác có nhu cầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.
Đồng chí Lê Quang Sung đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tên tuổi của đồng chí gắn liền với phong trào cách mạng ở quê hương Duy Xuyên, Quảng Nam - và Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, nơi công tác và chiến đấu.
Đồng chí Lê Quang Sung tên thật là Lê Đắc Thiểm, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1908 tại làng Gia Hòa, thuộc tổng Quảng Hòa, phủ Duy Xuyên, nay là thôn Gia Hòa, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cha là Lê Đắc Tương, mẹ là Huỳnh Thị Du; gia đình có 8 người con, đồng chí Lê Quang Sung là con út. Lúc còn nhỏ, đồng chí học ở quê. Năm 1926 (có tài liệu ghi năm 1924), đồng chí ra học trường Quốc học Huế. Thời gian này, tại Huế có một số đông học sinh người Quảng Nam. Họ đã rủ nhau tổ chức ra Hội quán Quảng Nam ở gần đầu cầu Bạch Hổ, làm nơi hội họp những người đồng hương và có một số ăn ở ngay tại đây. Học sinh thường rủ nhau đến Bến Ngự nghe cụ Phan Bội Châu nói chuyện. Học sinh rất tôn trọng cụ Phan và nhiều người qua tiếp xúc với cụ, đã nâng cao thêm lòng yêu nước, ý chí cứu dân cứu nước. Tại Hội quán Quảng Nam có nhiều sách báo tiến bộ. Hội quán còn mời nhiều người đến nói chuyện như Tôn Thất Trì, chủ nhiệm tờ báo Tân thế kỷ. Ở Huế cũng có Hội Trí Tri thường hay tổ chức nói chuyện. Đồng chí Lê Quang Sung thường hay có mặt trong những buổi nói chuyện này. Về sau, Hội quán còn nhận được cả báo Việt Nam hồn và Người cùng khổ. Đồng chí đã hăng say đọc các báo này và nhờ đó, tinh thần yêu nước, thương dân, muốn làm cách mạng cũng ngày càng nẩy nở, lớn mạnh.
Tháng 4 năm 1927, nhân có một học sinh trường Quốc học Huế bị đuổi học, học sinh liền nổi dậy phản đối tên Giám đốc nhà trường. Sau đó, cuộc đấu tranh lan ra hầu khắp các trường học ở Huế. Nhiều cuộc biểu tình của học sinh đánh nhau với cảnh sát và lính khố xanh ở gần cầu Trường Tiền gần Tòa Khâm. Địch thẳng tay khủng bố, hơn 300 học sinh bị bắt. Do đó, các trường bãi khóa để phản đối. Hội quán Quảng Nam cũng do đó mà giải tán. Đồng chí Lê Quang Sung và Đỗ Quì đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh này. Sau khi Hội quán Quảng Nam giải tán, hai đồng chí Lê Quang Sung và Đỗ Quì còn ở lại để thanh toán nốt những công việc còn lại.
Giai đoạn này, đồng chí gặp được đồng chí Đỗ Quang - hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và được kết nạp vào tổ chức Hội. Nhờ sự kèm cặp, giúp đỡ của đồng chí Đỗ Quang nên đồng chí sớm lĩnh hội được phương pháp cách mạng trong tập sách Đường Kách Mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Sau một thời gian, đồng chí Lê Quang Sung được cử vào Hội An dạy học để gây dựng cơ sở của Hội. Đồng chí đã tích cực hoạt động nên chỉ trong một thời gian ngắn, đồng chí đã kết nạp được một số hội viên tại đây và sau đó, lại trở ra Đà Nẵng.
Năm 1927, Chi bộ đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở Đà Nẵng gồm: Đỗ Quang, Bí thư và các đồng chí Lê Quang Sung, Đỗ Quì, Thái Thị Bôi, Lê Văn Hiến, Huỳnh Thị Thuyền, Nguyễn Long... Nhờ sự hoạt động tích cực của Chi bộ nên cơ sở cách mạng trong thành phố phát triển nhanh chóng lan vào Hội An và lan xuống các huyện trong tỉnh Quảng Nam.
Giữa năm 1928, các đồng chí Lê Quang Sung, Đỗ Quì và Cao Hồng Lĩnh được cử ra nước ngoài học chính trị. Sau ba tháng học tập, đồng chí Lê Quang Sung trở về Đà Nẵng. Tại đây, đồng chí được tổ chức phân công cho mở lớp huấn luyện để giáo dục cho các hội viên. Đồng chí đã hăng hái bắt tay vào việc và chỉ một thời gian ngắn lớp học được tổ chức. Đồng chí tự soạn bài giảng, tự giảng và lo liệu mọi mặt cho lớp học. Nhờ sự tháo vát của đồng chí mà lớp học đã thành công và trình độ chính trị của hội viên ở Đà Nẵng được nâng cao một bước.
Tại Đà Nẵng, các đồng chí hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tổ chức ra một Hội nghị để thành lập Kỳ bộ, có đại điện Tổng bộ và đại biểu các tỉnh ở Trung Kỳ đến dự. Đồng chí cũng được dự Hội nghị này. Sau Hội nghị này, Tú Đàn (đại biểu Quảng Trị) đi họp về thì bị bắt. Không chịu được đòn tra khảo của địch Tú Đàn đã khai ra Đỗ Quang và Lê Văn Hiến, do đó, đồng chí Đỗ Quang bị bắt và đồng chí Lê Văn Hiến bị đổi vào Nha Trang. Đầu năm 1929, đồng chí Lê Quang Sung phải tạm lánh vào Sài Gòn.
Những năm tháng sống cơ cực giữa thành phố Sài Gòn, đồng chí phải làm nghề kéo xe tay để vừa lấy tiền sinh sống, vừa tìm cách liên lạc với tổ chức để hoạt động. Khi Kỳ bộ Thanh niên triển khai thực hiện cuộc vận động “vô sản hóa”, đồng chí xin vào làm thuê cho hãng FACI - một hãng sửa chữa tàu biển. Tháng 8 năm 1929, đồng chí là một trong những người đầu tiên tham gia vào Án Nam Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Tuy hoạt động ở Sài Gòn song đồng chí vẫn thường xuyên liên hệ với các đồng chí ở tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũ ở Đà Nẵng và Nha Trang. Đồng chí đã giới thiệu đồng chí Thái Thị Bôi (lúc này ở Nha Trang) vào Đảng và vận động các đồng chí của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đà Nẵng nên sớm chuyển sang cộng sản.
Giữa năm 1930, sau khi các nhóm cộng sản đã thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí được Xứ ủy cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Với nhiệm vụ mới nặng nề hơn, đồng chí đã cùng với bốn đồng chí khác trong Tỉnh ủy tích cực hoạt động xây dựng Đảng bộ Chợ Lớn và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân các xí nghiệp.
Nhà tưởng niệm đồng chí Lê Quiang Sung tại thôn Gia Hoà, xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên. Ảnh Văn Sỹ
Tháng 4 năm 1930, đồng chí được cử vào Ban Chấp hành Tổng Công hội đỏ Nam Kỳ, giữ chức vụ Thư ký Tổng Công hội và sau đó là Xứ ủy viên Nam Kỳ. Khi đồng chí Châu Văn Liêm - phụ trách Liên Tỉnh ủy Chợ Lớn - Gia Định hy sinh, Xứ ủy cử đồng chí Lê Quang Sung với tư cách là Xứ ủy viên về khôi phục phong trào ở tỉnh Chợ Lớn. Đồng chí lấy bí danh là Lê Hoàn và tham gia dạy học để bí mật hoạt động (nhiều bà con địa phương còn gọi là Thầy Hoàng Huế). Nhờ vào sự thông minh, chịu khó và nhanh nhẹn; đồng chí đã nhanh chóng củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Chợ Lớn.
Sau đó do có sự phản bội của một cán bộ cơ quan Tỉnh ủy, đồng chí đã bị địch phục kích bắt trên đường từ Sài Gòn về Đức Hòa. Chúng tiến hành dụ dỗ, mua chuộc rồi tra khảo, đánh đập đã man ở bót Catinat nhưng không moi được điều gì nên chúng đem đồng chí giam vào nhà tù Khám Lớn chờ ngày xét xử.
Ở nhà tù Khám Lớn, đồng chí Lê Quang Sung luôn bình thản, giữ vững khí tiết của người cộng sản trước những đòn tra khảo của quân thù. Đồng chí đã cùng với các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Huỳnh Quảng, Nguyễn Thị Nhỏ, Phạm Văn Khương (Lê Văn Lương)... tổ chức đấu tranh chống mọi sự đàn áp của bọn cai ngục. Sau hơn 2 năm giam cầm, chúng mở tòa đại hình xét xử 121 chiến sĩ cộng sản bị chúng bắt giam. Đây là vụ án làm chấn động dư luận Đông Dương và nước Pháp. Tại phiên tòa, đồng chí Lê Quang Sung và các đảng viên cộng sản liên tiếp đứng lên vạch trần bản chất cướp nước và bán nước của bọn thực dân phong kiến. Khi phiên tòa kết thúc, chúng kết đồng chí Lê Quang Sung là người đầu tiên cùng 7 đồng chí khác vào án tử hình. Ngoài ra, có 19 án tù biệt xứ chung thân và nhiều mức án khác.
Dư luận rộng rãi tại thành phố, trong cả nước và ngay cả bên Pháp đã theo dõi và phản đối quyết liệt “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương” của nhà cầm quyền Pháp. Cuộc đấu tranh kiên cường, không khoan nhượng với những lý lẽ sắc bén của các chiến sĩ cộng sản trước tòa án thực dân và trong lao tù đế quốc đã có tác dụng giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng nhân dân, đã nâng cao uy tín của Đảng và củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Mặc dù biết rằng cái chết đã cận kề, đồng chí Lê Quang Sung vẫn cùng các anh em hô vang khẩu hiệu chống bọn quan tòa, chống chế độ tàn bạo của thực dân Pháp và ca ngợi Đảng quang vinh. Bọn chúng đem đồng chí và những người bị án tử hình nhốt riêng vào khu xà lim án chém. Đồng chí Lê Văn Lương - người cùng bị giam chung với Lê Quang Sung kể lại rằng: Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng mọi việc cho ngày lên máy chém, anh em cùng chọn sẵn các câu khẩu hiệu: “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!" “Quốc tế Cộng sản muôn năm!”, học hát Quốc tế ca, đi ngủ sớm, dậy sớm để rửa mặt, chải đầu và sửa soạn áo quần chỉnh tế ngồi đợi.
Đảng Cộng sản Pháp và lực lượng công nhân, nông dân Pháp đã biểu tình, đấu tranh đòi ân xá cho tù chính trị ở Đông Dương, buộc chính phủ Pháp phải ra lệnh hủy bỏ 8 án tử hình, giảm xuống còn án khổ sai chung thân.
Tháng 01 năm 1934, chúng đày đồng chí Lê Quang Sung và một số đồng chí khác ra Côn Đảo. Tại đây, đồng chí Lê Quang Sung sinh hoạt chung chi bộ với các đồng chí Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương.
Đến cuối năm 1934, Chỉ bộ quyết định cử các đồng chí Ngô Gia Tự, Lê Quang Sung, Tô Chấn (anh ruột Tô Hiệu), Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Các, Nguyễn Văn Ó vượt biển trở về đất liền để khôi phục lại phong trào cách mạng ở Nam Kỳ. Chuyến đi được chuẩn bị hết sức công phu với phương tiện là thuyền đóng bằng gỗ bún chắc chắn. Đồng chí Tôn Đức Thắng bây giờ vừa là tù nhân, vừa là người thợ máy giỏi nhất trên đảo được chi ủy phân công gỡ máy trên chiếc ca nô để trì hoãn địch đuổi theo truy bắt. Vào một đêm nhiều sao của tháng Giêng năm 1935, con thuyền được hạ thủy để về đất liền nhưng không may gặp thời tiết không thuận lợi ở những ngày sau đó, các đồng chí cán bộ xuất sắc của Đảng đã vĩnh viễn nằm lại giữa lòng biển xanh.
Đồng chí Lê Quang Sung đã ra đi vào lúc tròn 27 tuổi. Quá trình tham gia hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi nhưng đẩy rẫy chông gai của Đảng ở thời điểm mới ra đời. Với những đóng góp to lớn của mình, tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của đồng chí sẽ còn sống mãi và là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân quê hương Quảng Nam và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.